Hệ thống giáo dục ở Mỹ (kỳ 1)

Ở Mỹ, chế độ giáo dục là bắt buộc và miễn phí cho đến 16 hoặc 18 tuổi. Mỗi bang tổ chức lấy các trường học, gọi là trường công (public schools); chung cả nước có văn phòng Liên bang (Federal Office of Education) ở Washington DC. Khắp các nơi đều có:

Trường mẫu giáo (nursery schools) và nhà trẻ cho trẻ con từ 2 – 6 tuổi.

he-thong-giao-duc-o-my

Trường mầm non tại Mỹ

Trường tiểu học (primary schools) với 6 hoặc 8 năm (grades) cho độ tuổi từ 6-12 hoặc 14 tuổi.

Trường trung học (hight schools) với 4 năm/lớp (grades) cho độ tuổi từ 12 đến 18 tuổi.

Bên cạnh các trường công, có nhiều loại trường tư (private schools) cho khoảng một phần mười số học sinh. Trường công có cả năm và nữ học sinh (co-educational). Khắp nơi, thanh thiếu niên Mỹ được đào tạo để sống như các thành viên trong một cộng đồng (câu lạc bộ, trò chơi, trại…) và để trở thành những công dân tương lai.

Thi mãn khóa: Bằng trung học (high schools diploma).

Các trường đại học (colleges) và tổng hợp (universities); học 4 năm. Cuối khóa sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân (B.A.-Bachelor of Art, hoặc B.S.-Bachelor of Science) hoặc kiêm cả hai (cum laude) nếu kết quả thi rất tốt.

Tiếp tục nghiên cứu chuyên đề hai năm nữa, nghiên cứu sinh có thể thi lấy bằng Thạc sĩ (MS-Master of Sciences hoặc MA-Master of Art, hoặc MBA-Master of Business Ad-ministration).

Có bằng MA, MS hoặc MBA, nghiên cứu thêm 2-3 năm nữa, học viên thi lấy bằng Tiến sĩ (Ph.D-Doctor of Philosophy).

Các trường tổng hợp nổi tiếng nhất: Havard, Wharton, Princeton, Columbia…

he-thong-giao-duc-o-my-dai-hoc-harvard

Trường đại học Harvard

Trong nhiều yếu tố quyết định sự thành công về phát triển kinh doanh sản xuất của người Mỹ như bản lĩnh, khí chất, thiên tư… phải kể đến yếu tố rất quan trọng là giáo dục, đào tạo ở bậc đại học. Từ cuối thập kỷ 80, ở Mỹ cứ 100 người dân ở độ tuổi từ 20-14 thì đã có 60 sinh viên đạo học, là tỷ lệ cao nhất thế giới.

Ngay những năm đầu thập kỷ 60, tổng thống John F.Kennedy đã tiến hành những cải cách giáo dục, tăng gấp đôi nhịp độ và quy mô phát triển giáo dục, đặc biệt là giáo dục ở bậc đại học, vì giáo dục là một trong những mặt trận đảm bảo sức mạnh và khả năng đứng vững của một quốc gia. Đó là sự tiếp tục và phát triển truyền thống đặc biệt quan tâm tới tổ chức nền học vấn bắt nguồn từ thuộc địa Massachsetts vào đầu thế kỷ XVII, và được Thomas Jefferson, Andrew Jackson… đẩy lên mức cao hơn bằng các kế hoạch và quy chế cụ thể thực hiện trên quy mô toàn quốc.

Đại bộ phận sinh viên Mỹ khoảng 70-80% phải vừa học vừa kiếm tiền để trang trải cuộc sống và các khoản chi phí cho học tập. Một số vay trước tiền ăn học trong vài năm để rồi tốt nghiệp xong đi làm sẽ trả dần. Vào trường, sinh viên Mỹ hoàn toàn bị cuốn hút bởi việc học tập, hoạt động thể thao và xã hội. Hệ thống giáo dục đã để lại dấu ấn sâu sắc trong tính cách và bộ mặt tinh thần của các sinh viên, tạo nên một lớp trí thức trẻ tự lập – những con người kiên trì và chịu đựng gian khổ để học tập bằng những đồng tiền vất vả lắm mới kiếm ra được, những con người tạm từ chối mọi thú vui hưởng thụ, nhưng vẫn cố thu nhận ngày càng nhiều kiến thức hơn để sau này làm công việc hiệu quả hơn, để tự khẳng định mình trong xã hội.

Ở các trường đại học Mỹ, việc phát triển bồi dưỡng kiến thức rộng là điều được quan tâm nhiều, bên cạnh phần chuyên sâu. Sinh viên các khoa nhân văn chẳng hạn phải học ít nhất 2 môn khoa học tự  nhiên nhằm nắm được các phương pháp khoa học và logic. Tại nhiều trường, sinh viên tốt nghiệp phải thi đủ các môn: đọc, viết, hùng biện, máy tính và ngoại ngữ, ngoài chuyên nghành của mình.

Trong hệ thống đại học, có nhánh các trường cao đẳng chuyên nghiệp 2 năm, đào tạo các kỹ sư thực hành, chiếm 40% tổng số lượng sinh viên, với 1.200 cơ sở đào tạo. Người Mỹ cho rằng đây là một khám phá lớn của thế kỷ XX và có thể là mẫu toàn cầu trong việc đào tạo đại học dân chủ ở thế kỷ XXI.

Đặc biệt Mỹ vốn là nơi phát minh ra phương pháp quản lý kinh tế hiệu quả, có cả thả 891 trường đại học và tổng hợp hướng dẫn và đào tạo chuyên gia quản lý, khi tốt nghiệp được cấp bằng Thạc Sỹ Quản trị kinh doanh (MBA-Master of Business Administration).

Trong số 891 trường nói trên có 35 trường nổi tiếng nhất, đào tạo MBA cho cả người nước ngoài, với 7 trường có truyền thống đứng đầu: Havard, Wharton, Illinois, New York University…

Đọc tiếp: Hệ thống giáo dục ở Mỹ (kỳ 2)

Liên hệ