Những Lưu ý khi lái xe ở trời Âu

Nếu bạn có chuyến công tác hay đi du lịch Châu Âu mà có dự định lái xe ô tô thì phải ghi nhớ luật giao thông ở mỗi quốc gia mà bạn tới bởi vì lái xe ô tô ở Châu Âu không đơn giản như việc bước lên xe rồi cứ nổ máy là chạy như ở Việt Nam, ở Châu Âu mỗi nước đều có những luật lệ khác nhau và có thể phạt nặng nếu vi phạm. Trong bài viết này Vietmytourist sẽ cung cấp cho bạn 1 vài lưu ý chung khi lái xe ở Châu Âu nhé.

Bảo hiểm ô tô khi lái xe ở nước ngoài
Trước khi đi tour du lịch Châu Âu du khách hãy nhớ kiểm tra lại điều khoản bảo hiểm của mình và kiểm tra kĩ tất cả những thông tin. Có thể nhà cung cấp vẫn sẽ chi trả bảo hiểm cho lái xe nước ngoài, tuy vậy, chính sách bảo hiểm cũng có khả năng quy định rằng khoản đền bù dao động từ toàn bộ cho đến một phần, tùy vào quốc gia bạn đang tới.

Kiểm tra kĩ tất cả những thông tin về bảo hiểm ô tô của mình

Ngoài việc tìm hiểu về loại bồi thường, cần phải nắm rõ chuyến đi kéo dài bao lâu, bởi một số công ty bảo hiểm chỉ chấp nhận bồi thường cho những chuyến đi 90 ngày, 60 ngày hay 30 ngày. Đó là chưa kể có những công ty chỉ chấp nhận 3 ngày và bạn sẽ phải trả thêm phí cho những ngày còn lại. Lưu ý rằng camera không chỉ hữu ích cho những khoảnh khắc đi nghỉ mát. Nếu có thể chụp ảnh hiện trường thiệt hại trong trường hợp gặp tai nạn thì sẽ có cơ hôi nhận được đền bù bảo hiểm hơn.

Bằng lái và các loại giấy tờ
Dù lý do của bạn khi tới Châu Âu là gì thì bạn cũng nên luôn mang bằng lái bên mình, kể cả loại cũ đã dùng từ lâu. Ngoài bằng lái, bạn cũng cần đảm bảo có đủ giấy tờ trong xe bao gồm giấy tờ xe. Nếu muốn, bạn có thể mang đi dịch sang tiếng nước ngoài nhưng đảm bảo mang bản gốc bởi một số nước không chấp nhận bản photo.

Hãy luôn mang theo bằng lái bên mình

Đậu xe
Ở châu Âu không có bảo vệ túc trực ở các tuyến đường hay bãi đậu để thu tiền như Việt Nam, mà mọi thứ đều dựa trên tinh thần tự giác. Chính xác tinh thần tự giác ở đây là chúng ta sẽ đến các máy thanh toán tiền đậu xe và nộp tiền. Thường thì những máy thu tiền đậu xe trên mặt đường sẽ là loại thu trước. Tức là chúng ta dự đoán đậu trong bao lâu thì chọn khung giờ phù hợp rồi trả tiền. Máy sẽ in ra một cái thẻ thông báo khung giờ mình được đậu là xong. Thật ra không phải tuyến đường nào ở châu Âu cũng thu phí, mà một số tuyến vẫn cho đậu miễn phí trong thời gian ngắn. Thường là khoảng 30 – 60 phút.

Ở Châu Âu việc đỗ xe là theo tinh thần tự giác

Sử dụng đèn pha khi lái xe ô tô
Khi đi châu Âu, bạn phải điều chỉnh đèn pha sao cho hợp với làn đường lái xe bên phải hoặc trái (ví dụ như ở Anh lái xe bên trái) để không làm chói mắt những tài xế khác. Cần phải kiểm tra với đại lý bán xe hoặc xem sổ tay hướng dẫn để xem có thể điều chỉnh đèn được không. Nếu không điều chỉnh được đèn thì có thể mua bộ chuyển đổi gắn lên đèn để bảo đảm đúng quy định của pháp luật.
Chạy đúng với tốc độ yêu cầu
Trên mỗi làn đường ở Châu Âu sẽ có bảng cảnh báo tốc độ, nếu như bạn vi phạm ở bất kỳ một nước châu Âu nào, các nhà chức trách vẫn có thể nắm được thông tin bằng lái của bạn. Thế nên đừng nghĩ là vì mình đang ở nước ngoài nên mình an toàn và có thể trốn phạt. Các hình thức phạt và phạt tại chỗ thay đổi từ nước này sang nước khác. Ví dụ ở Pháp, cảnh sát có thể phạt tiền tại chỗ lên tới 750 euro (khoảng 20 triệu đồng).                            

Nếu chạy sai tốc độ cho phép, bạn sẽ bị xử phạt hành chính

Nên mang dụng cụ an toàn nào trên xe ô tô?
Nhiều nước châu Âu bắt buộc tài xế phải mang biển cảnh báo tam giác, áo khoác phản quang mọi lúc và luôn phải mặc áo khoác phản quang khi gặp tai nạn. Ở một số nước có thể phạt rất nặng nếu không mang những thiết bị này. Nhớ kiểm tra kĩ những yêu cầu về an toàn của đất nước trước khi ghé thăm.
Lệ phí cầu đường
Một số quốc gia châu Âu yêu cầu lệ phí đối với một số đường nhất định, tức là phải có nhãn dán đặc biệt ở xe nếu không muốn nộp lệ phí. Những nước khác chỉ yêu cầu nộp lệ phí ngay tại quầy.

–> XEM THÊM TOUR DU LỊCH CHÂU ÂU TẠI ĐÂY

Tiên Tiên

Liên hệ