Home » » HÀNH TRÌNH CHINH PHỤC NÚI PHÚ SĨ

HÀNH TRÌNH CHINH PHỤC NÚI PHÚ SĨ

Núi Phú Sĩ năm ở tỉnh Shizuoka và Yamanashi cách Tokyo 100km. Đỉnh núi Phú Sĩ có tuyết phủ suốt từ tháng 10 đến tháng 5. Tôi đã chọn cách đi du lịch tự túc chứ không tham gia một tour du lịch có sẵn. Thường thì mùa leo núi ở Phú Sĩ bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm, tôi quyết định sẽ đi vào thời gian này, có khá nhiều du khách tham gia và tôi có thể nhờ họ giúp đỡ nếu có vấn đề gì.
Trong thực tế, tour tự túc của tôi khá mạo hiểm, bởi tiếng Anh không được sử dụng nhiều ở nước Nhật, có nghĩa là tôi có thể sẽ gặp khó khăn khi giao tiếp. Nhưng tôi nghĩ điều đó sẽ không phải là vấn đề lớn, người Nhật thật sự rất hiếu khách và chu đáo. Mất một giờ trên tàu cao tốc từ Shinjuku ở trung tâm Tokyo đến Shizouka, sau đó là hai giờ đi xe buýt địa phương, tôi đã có mặt tại một trạm dừng cổ kính ở Hồ Kawaguchi. Đã đặt phòng ở Station Inn nên tôi lập tức tìm đường đến đó, tôi là người nước ngoài duy nhất nghỉ tại căn phòng truyền thống với chiếu Tatami. Các du khách ở nhà trọ đang háo hức bàn tán về những điểm đến như hồ Kawaguchi, Công viên giải trí cao nguyên Fujikyu…Ngoài khu vực núi Phú Sĩ, bờ phía bắc của Hồ Kawaguchi là một con đường mòn dài 8 km, là một cung đường đi bộ dẫn đến các cảnh quan đẹp nhất của vùng, mọi thứ phản chiếu rực rỡ trên mặt nước tĩnh lặng của hồ. Kế đó là Công viên Fujikyu, một nơi lý tưởng để chụp ảnh với đủ các loài hoa khoe sắc như: hoa oải hương, hoa cẩm tú cầu, hoa anh đào, cây phong lá đổi màu tùy theo mùa. Chính vì vậy mà có rất nhiều du khách đến đây không chỉ để tham quan núi Phú Sĩ.Theo như những gì tôi được biết, ít nhất mỗi người Nhật đều đã từng một lần thực hiện một hành trình leo lên núi Phú Sĩ. Có rất nhiều lộ trình được thiết kế cho du khách tham khảo, bạn có thể chọn thời điểm leo để có thể được chiêm ngưỡng cảnh đẹp trên núi Phú Sĩ. Tôi chọn lộ trình mà thời điểm bắt đầu leo núi là khoảng 4-5 giờ chiều. Theo thời gian này, tôi sẽ được thấy ráng chiều với những vạt nắng chiếu qua mây bềnh bồng hoặc trải dài trên sườn núi đẹp tuyệt vời. Nếu không leo kịp, tôi có thể chọn ngủ lại ở các trạm nghỉ dọc đường, có thể lang thang hoặc trò chuyện với những người cùng leo núi bên ngoài, trên núi có phục vụ thức ăn và nước uống, tuy nhiên giá cả rất đắt vì trên núi không có nguồn nước, mà nước phải chuyển từ dưới lên. Do đó, rác và vệ sinh là một vấn nạn của núi Phú Sĩ. Các máy bán hàng tự động ở khắp mọi nơi dọc theo con đường mòn có thể cung cấp đồ uống nóng hoặc lạnh cho bạn, có cả nơi bán thuốc bệnh tật.Đã chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi, tôi nghĩ mình sẽ có thể dễ dàng chinh phục ngọn núi để ngắm hoàng hôn. Tuy nhiên, đừng để bị lừa bởi độ dốc tương đối thấp trên đường dẫn đến miệng núi lửa ở đỉnh núi Fuji, nó sẽ dễ dàng hạ gục bạn nếu bạn quá tự tin. Trên hành trình của mình, tôi gặp khá nhiều du khách, hầu hết họ đều bắt đầu đi bộ vào ban đêm và mục đích là được ngắm mặt trời mọc từ trên đính núi. Với những người lớn tuổi thì họ thường chọn đi cáp treo hoặc chỉ đi cáp một đoạn rồi đi bộ ở khu vực trên cùng để thưởng ngoạn cảnh đẹp.Ngoài cảnh đẹp trên đỉnh núi,  Bảo tàng The Kubota Itchiku là một điểm đến mà bạn nên ghé qua. Bảo tàng được đặt theo tên của nghệ sĩ đã hồi sinh lại một môn nghệ thuật đã bị thất truyền từ lâu: Nghệ thuật trang trí kimono – Tsujigahana (tên gọi của kỹ thuật nhuộm tôn tạo với vàng và bạc, và các kỹ thuật thêu khác. Môn nghệ thuật này cũng được phát triển bởi người phát minh ra áo kimono, nhằm thể hiện sự tôn kính với thiên nhiên.
http://du-lich.chudu24.com/f/m/1403/11/hanh-trinh-chinh-phuc-nui-phu-si-0.jpg
Sau khi tình cờ được phát hiện ra vào thế kỷ 14 – thời kỳ Muromachi, một trong số các tác phẩm hiếm hoi của môn nghệ thuật này được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Tokyo vào năm 1937. Khi đó Kubota chỉ mới ở tuổi đôi mươi, ông đã dành cả cuộc đời để tìm tòi và nghiên cứu môn nghệ thuật này suốt 40 năm sau đó. Triển lãm đầu tiên của ông đã được tổ chức vào năm 1977 khi ông ở tuổi 60! Các tác phẩm kimono trở nên vô giá và nó được ông tặng cho bảo tàng để trưng bày, vì không muốn giữ bất kỳ khoảng cách nào giữa sự sáng tạo của mình và công chúng. Một trong những kiệt tác của ông chính là tác phẩm “Symphony of Light”, là một sự kết hợp bao gồm 80 chiếc kimono với mục đích thể hiện nên hình ảnh huyền thoại của đỉnh núi Fuji-yama.
(Nguồn chudu24h.com – 11/03/2014)
.
.